Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Review Yêu nữ hàng hiệu

Devil Wears Prada (tạm dịch: Yêu nữ hàng hiệu- 2006) là một trong 7 bộ phim kinh điển về ngành thời trang mà bất cứ tín đồ mê điện ảnh nào cũng không nên bỏ lỡ. Sự hóa thân tài tình của diễn viên gạo cội người Mỹ Meryl Streep vào vai vị tổng biên tập quyền lực của Tạp chí Thời Trang Runway, những thước phim lung linh về váy vóc, quần áo hàng hiệu: Hermes, Gucci, Chanel, ...tất cả tạo nên sự mãn nhãn tuyệt đối cho khán giả. Điều này lập tức đưa Devil Wears Prada nằm chiễm chệ trên danh sách những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Mỹ. Hãy cùng gamehot24h review về Yêu nữ hàng hiệu bạn đọc nhé.

Yêu nữ hàng hiệu được chuyển thể từ tiêu thuyết cùng tên của tác giả Lauren Weiber. Lấy cảm hứng từ chính công việc trợ lý của mình cho Anna Wintour – Tổng biên tập tạp chí Vouge, bà chắp bút viết nên cuốn tiểu thuyết vô cùng ăn khách Devil wears Prada kể về cô sinh viên mới ra trường Andrea Sachs với ước mơ ấp ủ trở thành nhà báo nhưng duyên may rủi lại nhận được công việc làm trợ lý cho bà Miranda Priestly – tổng biên tập của tạp chí Runway, vị trí mà theo cô được biết là mơ ước của hàng triệu cô gái ngoài kia. Vốn là cô gái xuề xòa, Andrea Sachs không quan tâm đến thời trang và không hiểu tại sao những người như bà Miranda Priestly thích quan tâm những điều tỉ mỉ, nhỏ nhặt mà không ai để ý trên trang phục người mẫu.
Bộ phim có rất nhiều chi tiết đắt giá, chứa đựng những lời cảnh tỉnh cho người trẻ hiện đại đầy tham vọng và hoài bão trong khoảng thời gian đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa trường lớp và tìm kiếm công việc mơ ước trong xã hội. Andrea Sachs tốt nghiệp loại ưu từ một trường đại học có tiếng tại Mỹ, với ước mơ làm nhà báo luôn ấp ủ từ ngày còn sinh viên. Đối với cô, vị trí mà hàng triệu cô gái ngoài kia đang ao ước chỉ là một bước đệm để đạt ước mơ của mình. Cô tự nói với bản thân làm trợ lý cho Miranda Priestly trong vòng một năm rồi cô có thể xin việc ở bất cứ toàn soạn nào trong thành phố New York này.
“…Trong khi hàng triệu người ngoài kia đang ao ước được làm việc tại nơi đây, cô lại là người hạ cố đến làm.”
Đó là bài học đầu tiên Andrea Sachs nhận được khi bị Miranda phê bình về thái độ làm việc và cô tìm đến người bạn đầu tiên của mình để than vãn sự bất công tại tòa soạn Runway – nhà thiết kế kỳ cựu Nigel. Andrea ấm ức vì Miranda không bao giờ nói cảm ơn mỗi khi cô làm tốt công việc của mình nhưng khi cô ấy làm sai, bà ấy trở nên thật xấu xa, cô cần một sự công nhận năng lực của mình tại nơi đây.
Đó chính là phác họa chân dung của người trẻ hiện đại, với cái tôi lớn và luôn đặt mình vào trung tâm của vũ trụ. Có bao nhiêu lần chúng ta tự nói với bản thân và bạn bè những lời mà Andrea nói với Nigel? Nhưng đối với những người thành công đi trước, sự thật phũ phàng là bạn không cố gắng, bạn chỉ đang than vãn và không trân trọng công việc của mình.
Tôi tin rằng nếu bạn cần một lời khuyên từ Nigel, ông ta sẽ nói với bạn rằng: “Bỏ việc đi, họ có thể tìm người thế cô trong 5 phút.”
“…Tôi không có sự lựa chọn.”
Gặp rắc rối với các mối quan hệ xung quanh là điều Andrea phải đối mắt xuyên suốt bộ phim vì công việc trợ lý của mình. Lỡ hẹn sinh nhật của bạn trai vì làm trợ lý cho bữa tiệc tối với các tòa soạn của Miranda. Bạn bè nói rằng cô thay đổi quá nhiều sau khi làm việc ở tòa soạn Runway. Ngay cả cha của Andrea cũng không vui khi thấy con gái mình phải làm việc tại văn phòng lúc 2h sáng và chạy đôn đáo trong bữa ăn tối để tìm vé máy bay cho Miranda trong điều kiện thời tiết xấu, không có chuyến bay về New York. Mọi người đều thiếu sự cảm thông cho công việc của cô.
Andrea biết chắc rằng cô đang sống một cuộc đời mất hết ý nghĩa, với những con người giả dối. Cô chứng kiến cuộc sống vì công việc mà hy sinh hạnh phúc gia đình của sếp mình, và cô không muốn như vậy, vậy nên ANDREA đã lựa chọn từ bỏ tất cả để là chính mình, làm công việc mình thực sự yêu thích, dành thời gian cho những người mà mình yêu thương.Công việc mơ ước của Andy chưa bao giờ là trở thành biên tập viên một tạp chí thời trang (dù có lúc cô đã quên nó trước mọi loại quần áo lộng lẫy và cánh đàn ông ở Paris sau khi cùng Miranda đến đó tham dự một tuần lễ thời trang quan trọng thay cho Emily). Cô cũng biết rằng công việc này đã biến cô thành một con người mình không thích, và tiên đoán được việc nên từ bỏ trước khi quá muộn… Andy đã ném điện thoại của mình vào đài phun nước khi xe hơi chở cô và Miranda dừng lại ở quảng trường Concorde để tỏ rõ cho Miranda biết, mình không phải loại người hi sinh tất cả vì công việc như bà, và cô cũng không cố ý “vượt mặt” Emily như bà nghĩ về cô.

Trên đây là bài review về phim Yêu nữ hàng hiệu. Hãy cùng đón chờ các bài review tiếp theo tại gamehot24h.com bạn đọc nhé!



source https://gamehot24h.com/phim/review-yeu-nu-hang-hieu-780375.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét