Với nhiều bạn, Excel luôn là một bài toán vô cùng khó khăn với vô vàn các hàm tính toán khác nhau mà bạn không thể nhớ hết. Vậy hôm nay, Gamehot24h xin giới thiệu với bạn một số mẹo để sử dụng hàm làm tròn số trong Excel một cách dễ dàng nhất. Dưới đây sẽ là hướng dẫn phương pháp tham chiếu chỉ bằng 1 công thức duy nhất.
Hàm làm tròn số trong Excel là gì? Ứng dụng của hàm
Nếu bạn thường xuyên phải tính toán số liệu trên Excel, tính toán kết quả trung bình chắc chắn sẽ gặp trường hợp kết quả là dãy số thập phân với những số lẻ nằm sau dấu phẩy, hoặc dấu chấm. Việc để nhiều số sau dấu phẩy sẽ khiến bảng số liệu khó nhìn, khó tính toán và không được chuyên nghiệp. Vì thế việc làm tròn số trong Excel là điều cần thiết để giúp bảng số liệu được rõ ràng hơn.
Làm tròn số bằng hàm ROUND
Đây là cách làm tròn số khá cơ bản nhưng vẫn còn một số bạn đặc biệt là những ai mới làm quen với Excel vẫn chưa biết, sau đây mình sẽ hướng dẫn lại hàm này.
Công thức: =ROUND(number,num_digits)
Trong đó:
- number: là số cần làm tròn
- num_digits: là số chữ số cần làm tròn.
Khi chúng ta nhập số giá trị dương cho num_digits thì làm tròn phía sau phần thập phân. Còn khi nhập giá trị dương cho num_digits thì làm tròn đến hàng chục, trăm, nghìn,…
Làm tròn bằng hàm ROUDUP
Nghe tên hàm thì các bạn cũng có thể đoán được bản chất của hàm này sẽ cho ra kết quả như thế nào đúng không? Khi sử dụng hàm này các bạn sẽ nhận được số làm tròn lớn hơn số gốc, tất nhiên là giá trị lớn hơn không nhiều và tùy thuốc vào cách sử dụng hàm.
Về cơ bản thì công thức tương tự hàm ROUND:
Công thứ: =ROUNDUP(number,num_digits)
num_digits giá trị dương hay âm sẽ giống như hàm ROUND, giá trị dương sẽ làm tròn phía sau phần thập phân, và giá trị âm sẽ làm tròn đến hàng chục, trăm, …
Làm tròn bằng hàm ROUNDDOWN
Công thức: =ROUNDDOWN(number,num_digits)
Tương tự như hàm ROUND và ngược lại với hàm ROUNDUP, giá trị mà hàm ROUNDDOWN mang lại sẽ nhỏ hơn giá trị của số liệu gốc.
Phần num_digits chọn giá trị dương hay âm cơ bán giống 2 hàm trên.
Làm tròn với hàm MROUND _ làm tròn đến bội số của số khác
Công thức: =MROUND(number,multiple)
Multiple: là số bạn cần làm tròn đến bội số của nó.
Chú ý:
- Khi number và multiple khác dấu, khi đó hàm sẽ báo lỗi #NUM!
- Khi number và multiple bằng nhau, lúc này kết quả chính số đó.
Kết quả hàm MROUND mang lại làm tròn lên khi number chia multiple lớn hơn hoặc bằng ½ multiple và ngược lại làm tròn xuống khi bé hơn ½ multiple.
Hàm CEILING và hàm FLOOR
Cú pháp: = CEILING(Số cần làm tròn, significance) = FLOOR(number, significance)
- Significance là số bạn cần làm tròn đến bội số của nó.
- Nếu number và Significance trái dấu hàm sẽ báo lỗi #NUM.
- Nếu number là bội số của Significance thì kết quả sẽ ra chính số đó.
Hai hàm này về cơ bản giống với hàm MROUND, đó là làm tròn tới bội số gần nhất của số được chỉ định, điểm khác chỉ là hàm CEILING sẽ làm tròn một số ra xa số 0 còn hàm FLOOR thì làm tròn trở về số 0.
Hàm EVEN – ODD làm tròn đến số nguyên chẵn nhất và nguyên lẻ nhất
Hai hàm này đề theo nguyên tắc làm tròn chạy ra xa khỏi số 0.
Công thức: =EVEN(number) =ODD(number)
Làm tròn một số thành số nguyên với Hàm INT, TRUNC
Công thức: =INT(numver) =TRUNC(number, )
Num_digits là một số nguyên chỉ cách mà bạn muốn bớt số. Tương tự hàm ROUND nếu num_digits:
- Là số dương: chỉ con số muốn giữ lại sau phần thập phân (nếu number là số thập phân)
- Bằng 0: cắt hết số thập phân nếu có
- Là số âm: Tức làm tròn number thành số nguyên đồng thờilàm tròn đến hằng chục, trăm, ngàn, … tức là theo bội số của 10.
Đối với số dương hai hàm này sẽ cho kết quả tương tự nhau như đối với số âm chúng cho kết quả là khác nhau. Ví dụ:
Chẳng hạn: Khi num_digits khác 0 thì hàm TRUNC khác với ROUND ở chỗ TRUNC cắt bớt số chứ không làm tròn như ROUND.
Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng chinh phục và sử dụng thuần thục các thao tác của hàm làm tròn số trong Excel. Chúc bạn luôn thành công!
source https://gamehot24h.com/kien-thuc/6-cach-lam-tron-so-trong-excel-don-gian-nhat-756560.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét