Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Review Bridgerton

BRIDGERTON: BOM TẤN HOÀNH TRÁNG MÙA CUỐI NĂM CỦA  NETFLIX VÀ CŨNG ĐỂ LẠI NHIỀU Ý KIẾN TRÁI CHIỀU

Bridgerton là series mới nhất của Netflix, được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Julia Quinn, lấy bối cảnh thời Nhiếp chính thế kỷ 19 và xoay quanh giới quý tộc Anh Quốc. Đặc biệt series đầu tiên này tập trung vào chuyện tình của cô con gái Daphne nhà Bridgerton và Công tước Simon Basset. Tất cả đều được tường thuật qua lời của người dẫn chuyện là Quý bà Whisledown trên báo lá cải. Hãy cùng gamehot24h review về Bridgerton bạn đọc nhé. 
Những điểm sáng của Bridgerton
Thể loại historical romance
Sau một năm thành công với những series lấy bối cảnh thế giới hiện đại, Netflix đã khép lại năm 2020 bằng một câu chuyện lãng mạn trên nền lịch sử. Nhất là tại thời điểm ra mắt vào đúng dịp Giáng sinh và đón năm mới, Bridgerton quả là một sự lựa chọn hợp tâm trạng và dư dả thời gian để cày series. Bên cạnh đó, nội dung kén chồng, lựa chọn hôn nhân vì lợi ích của bản thân, của dòng họ hay vì tình yêu rất dễ chiếm được thiện cảm và của các khán giả nữ. Chẳng thế mà Bridgeton được nhiều trang tung hô là sự kết hợp hài hước và duyên dáng giữa Kiêu Hãnh Và Định Kiến cùng với Gossip Girl.
Trang phục được đầu tư khủng
Bridgerton quả là một show diễn thời trang trên màn ảnh khiến người xem không khỏi lóa mắt. Được biết có 5.000 bộ váy áo được thiết kế. Nếu cộng hết mũ, khăn choàng, áo khoác thì con số còn lên tới 7.500. Chỉ riêng nữ chính Daphne đã có gần 105 bộ trang phục rồi.
Âm nhạc đột phá
Thuộc thể loại historical romance, hiển nhiên nhạc phim sẽ thiên về nhạc không lời hoặc giao hưởng. Nhưng Bridgerton cực kỳ táo bạo khi phối lại những bản hit của Taylor Swift, Maroon 5, Ariana Grande, Billie Eilish,… theo phong cách cổ điển. Sự đột phá này đã mang đến một luồng gió mới và vừa hay khớp với những tư tưởng mang tính cấp tiến trong phim.
Không thể tránh khỏi một số bất cập
“Nhuộm đen” nhân vật
Khi nhắc đến giới quý tộc Anh Quốc, hiển nhiên khán giả sẽ tự động mặc định màu da của họ như thế nào rồi. Đồng ý là nhà sản xuất có thể trao cơ hội diễn xuất cho một diễn viên da màu vào vai nam chính. Song, một bộ phim kể về tầng lớp thượng lưu nước Anh mà nữ hoàng và nhiều quý tộc là người da màu thì cũng không tránh khỏi gây ra tranh cãi. Chưa bàn đến tính đúng sai khi đem so sánh với mô tả trong truyện và lịch sử, thì khán giả vẫn có thể đặt ra câu hỏi liệu sự lựa chọn này có hợp lý và cần thiết hay không?
Trang phục chưa hoàn toàn chuẩn quý tộc nước Anh
Trang phục trong Bridgerton quả thực rất phong phú và được chăm chút tỉ mỉ, nhưng nó cũng mang lại cảm giác phô trương và diêm dúa. Vả lại trong thực tế, những bộ váy thêu tay này vốn dĩ cực kỳ đắt đỏ, cho nên dù là con gái nhà quý tộc, mỗi cô gái chỉ có hai, ba bộ váy đặc biệt trong mỗi mùa kén chồng diễn ra vài tháng, chứ đâu có cô nào sở hữu hàng trăm bộ như Daphne. Có thể nói, trang phục trong Bridgerton lại vấp phải lỗi như hồi phát sóng Emily in Paris: Đấy là người Mỹ nghĩ gái Pháp và quý tộc Anh mặc như thế chứ thực ra họ không mặc như vậy.
“Đầu voi đuôi chuột”
Càng về cuối series, Bridgerton càng bộc lộ sự hụt hơi khi chạy đường dài 8 tập. Trai xinh gái đẹp, quần áo lụa là đến mấy cũng khó lòng cứu nổi việc thiếu đi tính thống nhất và hợp lý ở nhân vật, cũng như non tay trong bồi đắp câu chuyện. Với kiểu “đầu voi đuôi chuột” thế này, không biết nhà làm phim sẽ xử lý phần hai nói về nhân vật Anthony như thế nào?
Bridgerton mang tính giải trí tốt, đầu tư hình ảnh và mạnh dạn trong việc cải biên. Tuy phim vẫn còn sạn nhưng vẫn có thể du di được. Nhìn chung, Bridgerton là một series dễ nuốt, còn nuốt có trôi hay không thì còn tùy vào từng thang đánh giá của mỗi người.

Trên đây là bài review về phim Bridgerton. Hãy cùng đón chờ các bài review tiếp theo tại gamehot24h.com bạn đọc nhé!



source https://gamehot24h.com/phim/review-bridgerton-781365.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét